VIDEOS

Videos khác

Hình ảnh hoạt động


Liên kết website

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
7310139
Trong tháng
95711
Hôm nay
2218
Đang Online
4281

Cách sơ cấp cứu tạm thời khi bị ngộ độc thực phẩm

Ngày đăng: 27/07/2018 - Lượt xem: 6885

Cách sơ cấp cứu tạm thời khi bị ngộ độc thực phẩm

 

  1. Ngộ độc thực phẩm bẩn[1].

Thực phẩm bẩn là thực phẩm bị nhiễm hóa chất; nhiễm vi sinh, bị biến chất hoặc thực phẩm có chứa sẵn độc tố (so biển, cá nóc, thịt cóc…)

Sau khi ăn, thời gian nung bệnh thường từ vài phút đến vài giờ đối với thực phẩm nhiễm hóa chất; trung bình từ 6-48 giờ đối với thực phẩm nhiễm vi sinh hoặc trung bình từ 2-4 giờ đối với thực phẩm bị biến chất.

 Triệu chứng lâm sàng chủ yếu đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy (do thực phẩm nhiễm vi sinh); triệu chứng chủ yếu là hội chứng về thần kinh (do thực phẩm do hóa chất) hoặc triệu chứng chủ yếu đau bụng, buồn nôn, nôn từng cơn, có khi kèm triệu chứng tiết nước bọt, ngứa cổ họng, choáng váng, đau đầu, co giật, nổi mề đay (do thực phẩm bị biến chất).

  1. Sơ cấp cứu [1],[2],[3].

v Trường hợp bệnh nhân có biểu hiện buồn nôn, nôn:

- Sơ cứu trước tiên phải làm cho người bệnh nôn hết thực phẩm đã sử dụng.

- Gây nôn khi bệnh nhân còn tỉnh, bằng cách cho bệnh nhân uống 100-200ml nước sạch rồi dùng tăm bông, hoặc ống xông ngoáy họng, cúi thấp đầu nôn, tránh sặc vào phổi.

- Trong trường hợp không nôn được, cho người bệnh uống than hoạt tính. Tác dụng của than hoạt tính là hút các chất độc ngăn  không cho chất độc thấm vào máu.

v Trường hợp bệnh nhân có biểu hiện tiêu chảy:

 - Không nên uống thuốc cầm tiêu chảy, cho bệnh nhân tiêu ra hết.

 - Khi bệnh nhân có biểu hiện mất nước nên cho bệnh nhân uống oresol pha với 1 lít nước hoặc nếu không có sẵn gói oresol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước . 

v Trường hợp bệnh nhân có biểu hiện hôn mê, co giật…:

Sau khi sơ cứu bệnh nhân chưa có biểu hiện bình phục ngay mà có dấu hiệu bệnh nặng hơn  hoặc biểu hiện hôn mê, co giật cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để có những điều trị cần thiết.

3. Giữ và bảo quản lạnh thực phẩm nghi ngờ để gửi mẫu kiểm nghiệm tìm nguyên nhân.

4. Ngưng ngay việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc và cảnh báo những người thân xung quanh không sử dụng.

 

5. Báo ngay cơ quan chức năng

Khi nhiều người cùng bị ngộ độc thực phẩm phải khẩn trương tổ chức cấp cứu cho người bệnh và khai báo ngay đến cơ quan chức năng gần nhất: Các cơ sở điều trị (Bệnh viện, Phòng khám hoặc Trạm Y tế) gần nhất; Phòng Y tế, Trung tâm Y tế Quận/huyện; Trung tâm cấp cứu 115; Sở Y tế; Ban Quản lý An toàn thực phẩm, để được cấp cứu và  xử lý kịp thời vụ ngộ độc thực phẩm.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. PGS.TS. Trần Đáng (2008), “An toàn thực phẩm”, Nhà xuất bản Hà Nội, Cục An toàn thực phẩm, Tr.124,128, 130, 131;
  2. Quyết định số 3610/QĐ-BYT ngày 31/8/2015 về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc” của Bộ Y tế, Tr.1-5;
  3. http://www.chongdoc.org.vn.

Đội quản lý ATTP liên quận huyện