VIDEOS

Videos khác

Hình ảnh hoạt động


Liên kết website

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
7340566
Trong tháng
126138
Hôm nay
5416
Đang Online
7853

Lựa chọn và sử dụng bánh Trung thu đảm bảo an toàn thực phẩm

Ngày đăng: 13/08/2018 - Lượt xem: 2182

Một mùa Trung thu nữa lại đang tới gần, vào những ngày này trên thị trường bánh Trung thu có rất nhiều các dòng sản phẩm phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, mẫu mã đa dạng về màu sắc, hình dáng, giá cả cũng như các thương hiệu khác nhau… giúp cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn để làm quà cũng như sử dụng.

 

Để có được thành phẩm đến tay người tiêu dùng, thì những chiếc bánh Trung thu phải qua rất nhiều công đoạn và nguyên liệu thực phẩm như bột, thịt tươi sống và các sản phẩm từ thịt, các loại gia vị, phụ gia thực phẩm (chất tạo mầu, chất bảo quản, chất chống mốc), các loại bao gói bánh. Đặc biệt bánh được chế biến bằng các công nghệ khác nhau từ thủ công đến dây chuyền công nghiệp ở nhà máy hay ngay tại hộ gia đình.

Do sản xuất các loại bánh nướng, bánh dẻo đem lại lợi nhuận rất cao, nên vào dịp Tết Trung thu năm nào cũng xuất hiện hàng loạt các cơ sở chế biến, sản xuất loại bánh này. Ngoài một số các cơ sở có tên tuổi đảm bảo được quy định sản xuất an toàn thực phẩm cho các loại bánh, thì còn xuất hiện rất nhiều các sản phẩm Bánh trung thu của các cơ sở sản xuất tự phát, hoạt động không phép, không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất.

Theo Cục An toàn thực phẩm (VFA), Khi lựa chọn và sử dụng bánh trung thu để đảm bảo an toàn thực phẩm, người tiêu dùng cần chú ý các tiêu chí sau:

1. Cách lựa chọn bánh trung thu

- Sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng: có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng, bảo quản...(người tiêu dùng nên lựa chọn các nhà sản xuất đáp ứng được các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm và được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm).

- Sản phẩm phải ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và còn hạn sử dụng.

- Sản phẩm được bày bán ở những địa điểm kinh doanh xác định, đáp ứng các yêu cầu về về điều kiện kinh doanh thực phẩm như: có đủ trang thiết bị che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, công trùng xâm nhập, bảo quản đúng quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.

- Người tiêu dùng phải sử dụng cảm quan để đánh giá bảo đảm sản phẩm không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có mầu sắc khác thường, không bị thiu, ẩm mốc, hư hỏng và không có mùi khác lạ.

- Tuyệt đối không lựa chọn, mua sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc, hàng hết hạn sử dụng, bao bì rách nát, sản phẩm biến dạng, hàng lậu.

2. Cách bảo quản và sử dụng bánh Trung thu:

- Bảo quản và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất được ghi trên bao bì hàng hóa của sản phẩm và lưu ý một số khuyến cáo của nhà sản xuất như: đối tượng sử dụng và một số lưu ý khi sử dụng (nếu có).

- Bánh mua về phải được bảo quản ở nơi sạch sẽ, được che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập, bảo quản theo đúng quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.

- Chỉ ăn bánh còn hạn sử dụng, không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có mầu sắc khác thường, không bị thiu, ẩm mốc, hư hỏng và không có mùi khác lạ.

- Rửa tay sạch tr­ước khi cắt, chia bánh và trước khi ăn bánh.

- Không ăn quá nhiều bánh và các thực phẩm giầu đạm, mỡ, đường trong khẩu phần ăn để tránh rối loạn hấp thu thực phẩm.

- Khi có những bất thường về sức khỏe do ăn uống nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, trợ giúp kịp thời về chuyên môn.

 

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:

 

1. Tác hại của các loại bánh trung thu không hợp vệ sinh được bán trôi nổi trên thị trường chợ đen?

Bánh trung thu không hợp vệ sinh, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng. Người tiêu dùng khi sử dụng bánh không đảm bảo chất lượng có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Nhân bánh trung thu được làm sẵn có thời hạn sử dụng là bao lâu? Nhân bánh làm sẵn có an toàn khi sử dụng hay không?

Hạn sử dụng sản phẩm là do cơ sở tự kê khai và đảm bảo sản phẩm không bị hư hỏng, biến chất trước khi hết hạn.

Theo khoản 11 Điều 3 Nghị đinh 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017: “Hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” là mốc thời gian sử dụng ấn định cho hàng hóa hoặc một lô hàng hóa mà sau thời gian này hàng hóa không còn giữ được đầy đủ các đặc tính chất lượng vốn có của nó. Hạn dùng của hàng hóa được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn. Trường hợp hạn dùng chỉ thể hiện tháng, năm thì hạn dùng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn.

Nhân bánh làm sẵn an toàn khi đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm như sử dụng nguồn nguyên liệu rõ ràng về nguồn gốc, phụ gia theo đúng quy định và sản phẩm khi sản xuất, kinh doanh phải các đảm bảo các chỉ tiêu an toàn thực phẩm đúng theo quy định như: Vi sinh, kim loại nặng, độc tố vi nấm….)

3. Cách để chọn bánh trung thu chất lượng, an toàn.

Để chọn bánh trung thu chất lượng, an toàn, người tiêu dùng nên lựa chọn sản phẩm bánh trung thu của các nhà sản xuất đáp ứng các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm và được cơ quan quản lý cấp chứng nhận như giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, hồ sơ công bố phù hợp theo quy định, sản phẩm có thông tin rõ ràng (thành phần nguyên liệu, ngày sản xuất, hạn sử dụng, nơi sản xuất,…), có bao bì, nhãn hiệu đầy đủ và được bày bán tại các địa điểm kinh doanh xác định, đáp ứng yêu cầu về điều kiện kinh doanh thực phẩm.

4. Những thành phần hóa học có trong sản phẩm đóng gói, hộp như: E500ii, E418, E471, E410, HT 155, chất bảo quản, phẩm màu thực phẩm.... có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào?

Những phụ gia thực phẩm sử dụng đúng liều lượng, đúng đối tượng thì vẫn đảm bảo an toàn. Ngược lại việc sử dụng phụ gia không đúng liều lượng đối tượng sẽ gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Nếu tồn  dư các chất này trong cơ thể lâu dài có thể gây các triệu chứng như ăn không ngon, đau bụng, tiêu chảy,  …

5. Những thành phần hóa học nào cấm hoặc nếu được sử dụng thì chỉ với liều lượng ít trong sản phẩm đóng gói, hộp?

Việc sử dụng phụ gia thực phẩm được quy định tại Thông tư hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm kèm theo văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT ngày 15/6/2015 của Bộ Y tế.

Ví dụ: Rhodamine B (phẩm màu công nghiệp tạo màu đỏ) không được sử dụng trong thực phẩm.

6. Nhiều sản phẩm bánh ngọt in trên bao bì là KHÔNG đường, nhưng trong thành phần lại chứa đường Isomalt và một số đường có tính chất tương tự. Vậy loại đường này có phải đường hóa học hay không? Sử dụng nhiều về lâu dài có ảnh hưởng sức khỏe hay không?

Một số chất tạo ngọt thay thế đường có trong danh mục phụ gia cho phép của Bộ Y tế được sử dụng với liều lượng cho phép theo quy định. Isomalt là chất phụ gia thực phẩm có mã số INS 953, đây là 1 chất ngọt tổng hợp không ngọt bằng đường mía và chứa rất ít năng lượng được dùng trong thực phẩm và theo Văn bản hợp nhất 02/VBHN- BYT không quy định liều lượng tối đa sử dụng và cũng chưa có nghiên cứu về tác hại việc sử dụng quá nhiều Isomalt. Việc trên bao bì ghi “Không đường” là trong thành phần cấu tạo không kê khai sử dụng thành phần đường (như đường mía, đường Saccarose).

7. Nhà chuyên môn, nhận định như thế nào khi các nhãn hàng tuyên bố sản phẩm của mình "tự nhiên", "100% nguyên chất"?

Căn cứ các quy định hiện hành về an toàn thực phẩm, hiện không có quy đinh cụ thể về định nghĩa cụm từ “tự nhiên” hoặc "100% nguyên chất".

Việc nhà sản xuất công bố sản phẩm là “tự nhiên” hoặc “100% nguyên chất” thì nhà sản xuất phải chứng minh được thành phần của sản phẩm công bố hoàn toàn “tự nhiên” hoặc “100% nguyên chất” và không có bất kỳ thành phần khác.

Phòng Quản lý chất lượng thực phẩm

Đỗ Viết Cương - Phòng Thông tin, Giáo dục, Truyền Thông

 

 


Đội quản lý ATTP liên quận huyện