VIDEOS

Videos khác

Hình ảnh hoạt động


Liên kết website

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
7328387
Trong tháng
113959
Hôm nay
5775
Đang Online
3686

Hội nghị Sơ kết công tác phối hợp quản lý và kết nối tiêu thụ nông sản cho các cơ sở trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn giữa tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Long An và Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2019

Ngày đăng: 15/10/2018 - Lượt xem: 1299

Sáng ngày 12/10/2018, Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức “Hội nghị Sơ kết công tác phối hợp quản lý và kết nối tiêu thụ nông sản cho các cơ sở trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn giữa tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Long An và Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2019”, nhằm tổng kết, đánh giá kết quả đạt được trong việc xây dựng liên kết hình thành chuỗi thực phẩm an toàn và định hướng phát triển trong thời gian tới.

Tham dự hội nghị, về phía Ban Quản lý An toàn thực phẩm có bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban, ông Lê Minh Hải - Phó Trưởng ban, bà Huỳnh Thị Kim Cúc - Phó Trưởng ban và Lãnh đạo các Phòng chuyên môn của Ban Quản lý; về thành phần khách mời có bà Đinh Thị Phương Thanh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, bà Nguyễn Thị Thúy Tú - Phó Chi cục trưởng Chi cục nông lâm thủy sản tỉnh Lâm Đồng, ông Lê Đức Minh - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng tỉnh Bình Thuận, ông Trần Văn Tâm - Phó Chi cục trưởng Chi cục nông lâm thủy sản tỉnh Sóc Trăng, và đại diện các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban Ban Quản lý An toàn thực phẩm phát biểu tại hội nghị

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, là đầu mối lưu thông và tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu, phục vụ nhu cầu tiêu thụ thịt hàng ngày từ 1.000 - 1.200 tấn, trong đó heo từ 800 - 900 con; gia cầm từ 100.000 đến 120.000 con; thực phẩm đông lạnh nhập khẩu khoảng 264.000 tấn/năm. Nhu cầu tiêu thụ rau của thành phố khoảng 1.000.000 tấn/năm và thủy sản khoảng 170.000 tấn/năm. Sản xuất nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đáp ứng được khoảng 20-30% nhu cầu thực phẩm của người dân, phần còn lại phải nhập từ các tỉnh qua nhiều đường khác nhau. Do vậy, để đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm cho thành phố không chỉ đáp ứng về số lượng mà cả chất lượng, Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với các tỉnh thành khác trong việc cung ứng thực phẩm, ký kết phối hợp quản lý và kết nối tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm.

Trên cơ sở đó, Ban Quản lý an toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh đã ký kết phối hợp quản lý và kết nối tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng nông sản giai đoạn 2017-2019 với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long an (Kế hoạch số 1950/KHPH-SNNPTNN LA - BQLATTP TPHCM ngày 26/6/2017) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng (Kế hoạch số 1963/KHPH-BQLATTP TPHCM SNNPTNN LĐ ngày 30/8/2017).

Thông qua ký kết, Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng được hệ thống chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an được kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác) đến cơ sở sơ chế, giết mổ, chế biến, kinh doanh, truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ… Tuy nhiên, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM tự nhìn nhận, sản lượng sản phẩm tham gia chuỗi chưa đa dạng, chủ yếu là rau củ quả, thịt gia súc, gia cầm, trứng, chưa có gạo, ngũ cốc khác…

Thành phố là địa phương đầu tiên trong cả nước xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn. Tính đến nay Ban Quản lý Đề án chuỗi đã cấp 279 Giấy chứng nhận cho 138 trang trại, cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Long An, Lâm Đồng, Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bình Thuận, Đắk Nông với tổng sản lượng 119.300,7 tấn/năm (bao gồm: thịt gà 22.319,6 tấn/năm, thịt vịt 59,4 tấn/năm, thịt heo 46.262 tấn/năm, thịt trâu, bò 5.400 tấn/năm, rau, củ, quả 39.488,7 tấn/năm, trái cây 4.743 tấn/năm, thủy sản 1.028 tấn/năm); trứng gà 518.940.284 quả/năm và nước mắm 7.88 triệu lít/năm; trong đó tỉnh Lâm Đồng có 15 cơ sở sản xuất, sơ chế rau quả được cấp giấy chứng nhận, Long An có 9 cơ sở.

Tại phần thảo luận, các đại biểu tham dự hội nghị đã trình bày nhiều ý kiến liên quan đến các chủ đề như: chính sách hỗ trợ, kết nối cung cầu sản phẩm nông nghiệp; phát triển kinh tế gắn với tiêu thụ nông nghiệp sạch an toàn; thực hiện đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm … Trong đó, vấn đề tìm đầu ra cho nông sản sạch, an toàn được nhiều đại biểu quan tâm.

Trả lời các đại biểu tham gia hội nghị, bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Với các chuỗi thực phẩm tham gia, đã có sự tham gia tăng về số lượng. Theo tôi vấn đề quan trọng nhất không chỉ gia tăng về số lượng mà quan trọng nhất là duy trì về mặt chất lượng. Việc xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn mới chỉ đi được những bước đầu, còn rất nhiều thách thức và khó khăn. Với quyết tâm “chống thực phẩm bẩn, xây thực phẩm sạch”, Ban Quản lý An toàn thực phẩm sẽ tiếp tục đẩy mạnh ký kết hợp tác với các tỉnh trong việc xây dựng hệ thống chuỗi thực phẩm an toàn, tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất nông sản, thủy sản tham gia hệ thống chuỗi, nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời hoàn thiện, nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm sau cấp giấy, xây dựng quy trình xử lý, tăng cường quảng bá, tìm đầu ra cho thực phẩm bằng các hoạt động thiết thực của Ban Quản lý đề án như tổ chức Hội Chợ xanh với các gian hàng từ các công ty và sản phẩm đạt chuỗi thực phẩm an toàn, VietGAP, GlobalGAP… tạo điều kiện cho thực phẩm sạch đến với người tiêu dùng.

 

Một số hình ảnh tại phần thảo luận:

 

 

Đỗ Viết Cương - Phòng TT, GD, TT

Đội quản lý ATTP liên quận huyện