VIDEOS

Videos khác

Hình ảnh hoạt động


Liên kết website

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
7305887
Trong tháng
91459
Hôm nay
3922
Đang Online
11

Thịt heo bơm nước vào chợ đầu mối nông sản thực phẩm và trách nhiệm cơ quan quản lý Nhà nước.

Ngày đăng: 07/01/2019 - Lượt xem: 1302

Hành vi bơm nước vào heo là hành vi gian lận thương mại, mục đích làm tăng trọng lượng heo và hành vi này chỉ thực hiện trên heo còn sống.

Biểu hiện heo bơm nước: Bụng chướng to, đi đứng rất khó khăn, thở khó…

Thường heo bơm nước được thực hiện:

- Tại các điểm trung chuyển: Thực tế vừa qua các cơ quan chức năng đã phát hiện quả tang nhiều hành vi bơm nước vào heo, cụ thể: Ngày 11/5/2018, Phòng Cảnh sát Môi trường (PC49) Công an Đồng Nai xác nhận vừa bắt quả tang một cơ sở 9 lần bơm nước vào heo với tổng số 1.260 con trước khi mang đi tiêu thụ…(Theo Tuổi trẻ online).

- Tại cơ sở giết mổ: Các thương lái thực hiện hành vi bơm nước vào heo còn sống đang chờ giết mổ.

Theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT, ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y: theo quy trình Kiểm soát giết mổ (KSGM) thì gia súc đưa vào cơ sở giết mổ được cán bộ thú y phụ trách KSGM tại cơ sở phải kiểm tra trước và sau khi giết mổ; đóng dấu kiểm soát giết mổ đối với thân thịt ăn được bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật theo quy định.

Tại 02 chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn và Bình Điền được các Đội Quản lý An toàn thực phẩm (Đội 9 và Đội 10) - Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố kiểm tra về an toàn thực phẩm hàng đêm.

Bình quân hàng đêm lượng thịt heo từ các tỉnh đưa vào chợ đầu mối: Chợ đầu mối Hóc Môn nguồn từ cơ sở giết mổ các tỉnh là 2.000 con (chiếm 40%); chợ đầu mối Bình Điền nguồn từ cơ sở giết mổ các tỉnh là 2.500 con (chiếm 90%).

Công tác kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thịt heo tại các chợ đầu mối:

Thịt heo khi nhập chợ, các thành viên của Đội sẽ kiểm tra thủ tục hành chính (giấy Chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật, nguồn gốc lô hàng…); mở niêm phong phương tiện vận chuyển; truy xuất nguồn gốc; kiểm tra cảm quan quày thịt, điều kiện vệ sinh thú y; sau khi kiểm tra nếu đạt yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm thì cho nhập chợ để kinh doanh. Ngoài ra bên trong chợ, Đội phân công các thành viên đi kiểm tra thường xuyên tại các quày sạp để chấn chỉnh điều kiện vệ sinh và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm.

Khó khăn trong xử lý khi phát hiện thịt heo bị rỉ dịch:

- Các quày thịt rỉ dịch có dấu “KSGM” trên thân thịt; có niêm phong phương tiện vận chuyển; có giấy Chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; có niêm phong truy xuất nguồn gốc.

- Phát hiện quày thịt rỉ dịch bằng cảm quan (kinh nghiệm là chủ yếu) không đủ cơ sở pháp lý nếu đối tượng vi phạm không thừa nhận bởi vì hành vi “Đưa nước hoặc các loại chất khác vào động vật trước khi giết mổ”.

Hiện tại các Đội Quản lý An toàn thực phẩm chợ đầu mối khi kiểm tra, phát hiện thịt rỉ dịch, biến đổi chất lượng sẽ tiến hành xử lý lấy mẫu kiểm nghiệm; nếu kết quả không đạt yêu cầu theo Quy chuẩn, Tiêu chuẩn hiện hành thì tiến hành xử lý theo quy định.

Phối hợp với Công ty Quản lý chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, Bình Điền: thực hiện tuyên truyền vận động thương lái, thương nhân không thực hiện hành vi “Đưa nước hoặc các loại chất khác vào động vật trước khi giết mổ”; có biện pháp chế tài đối với đối tượng vi phạm nhiều lần.

Phản hồi thông tin về vi phạm an toàn thực phẩm đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh có liên quan để tăng cường kiểm tra chặt chẽ công tác kiểm soát giết mổ động vật./.

P.Thanh tra - Ban QLATTP

Đội quản lý ATTP liên quận huyện