VIDEOS

Videos khác

Hình ảnh hoạt động


Liên kết website

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
7294105
Trong tháng
79677
Hôm nay
515
Đang Online
4592

Công tác giám sát an toàn thực phẩm Tết Kỷ Hợi năm 2019 tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức

Ngày đăng: 21/01/2019 - Lượt xem: 1758

Vào lúc 22h00 ngày 17/01/2019, Bà Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm đã tiến hành kiểm tra công tác giám sát an toàn thực phẩm tại chợ Đầu mối Nông sản Thủ Đức.

Chợ Đầu mối Nông sản Thủ Đức hiện nay hoạt động chủ yếu vào ban đêm với 1424 ô vựa với tổng sản lượng bình quân hàng ngày gần 4000 tấn - đây là chợ Đầu mối Nông sản lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh.

           Chợ có 2 mặt hàng rất được quan tâm là trái cây và rau củ quả. Đối với trái cây ngoại có kiểm tra đầu vào, có đầy đủ giấy tờ, chứng từ mới được xuống hàng để bốc xếp vào kho. Phần lớn trái cây ngoại ở chợ đều từ Trung Quốc, chợ có phu vực riêng cho loại trái cây này.

Làm việc với Ban quản lý chợ Đầu mối

           Bà Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố cho biết mọi hoạt động về rau củ quả của thành phố đều được tập trung tại chợ Đầu mối Nông sản Thủ Đức, trong chợ còn có các gian hàng phân phối đến các siêu thị. Khi tập trung một số lượng lớn rau củ quả về một nơi có được sự thuận lợi về mặt kiểm soát chất lượng, giấy tờ chứng minh nguồn gốc nhưng cũng tồn tại khó khăn nhất định khi sản lượng tập trung quá lớn sẽ dẫn đến sự trà trộn hoặc hàng kém chất lượng lẫn vào. Chính vì vậy trong nhiều năm qua, Ban quản lý chợ và các ngành, các cấp cũng hết sức nỗ lực trong việc xây dựng chợ Đầu mối, bước đầu tiến đến sàn giao dịch nông nghiệp hiện đại để có thể so sánh giá cả, chọn các kênh hàng phù hợp. Bên cạnh đó, Ban quản lý chợ cũng tổ chức các chuyến đi đến các tỉnh thành để kết nối các tiểu thương với bà con nông dân, giúp các tiểu thương có thể mua hàng trực tiếp từ nông dân bớt thông qua tầng lớp trung gian. Nhờ đó, giảm được giá thành và cũng tự kiểm soát được chất lượng hàng hóa.

Bà Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm kiểm tra hộ kinh doanh trái cây nhập khẩu

Riêng đối với Ban Quản lý An toàn thực phẩm, khi tập trung số lượng lớn về một nơi giúp dễ kiểm soát hơn nhưng nguy cơ về mất an toàn thực phẩm vẫn rình rập, đặc biệt đây là các mặt hàng rau củ quả có vấn nạn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón bừa bãi cho nên nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn tồn tại.

Bà Lan cũng thông tin, để kiểm soát các nguy cơ trên, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tăng cường hàng năm lượng lấy mẫu để đánh giá nguy cơ. Đối với mỗi mặt hàng tại chợ, tất cả các quầy sạp đều phải ghi chép sổ sách đầy đủ để chứng minh được nguồn gốc mua hàng tại các tỉnh thành cũng như các chợ truyền thống mua hàng tại chợ Đầu mối thì phải có hóa đơn, sổ sách chứng nhận đã mua tại sạp nào của chợ. Đó là một cách để có thể truy xuất được nguồn gốc thực phẩm. Đối với các mẫu kiểm nghiệm thấy tồn dư thuốc bảo vệ thực vật hay có những chất cấm thì có thể truy xuất ngược lại nguồn gốc để phong tỏa lô hàng cũng như có hướng xử lý thích hợp. Khuyến khích Ban quản lý chợ có thêm hệ thống tự quản lý chất lượng, lấy mẫu hàng đêm để kiểm nghiệm, đánh giá nguy cơ và có thể ngưng hàng ngay lập tức nếu cần thiết. Đồng thời, phối hợp với Đội Quản lý An toàn thực phẩm khuyến khích các tiểu thương trong chợ thấy được trách nhiệm của mình và có kế hoạch lấy mẫu kiểm nghiệm xem hàng của mình có an toàn hay không.

Chiến lược của Ban Quản lý An toàn thực phẩm từ trước đến nay là quản lý chặt chẽ 3 chợ Đầu mối cùng với các hệ thống siêu thị, bạn hàng để siết chặt khâu quản lý các thực phẩm từ nguồn, sau đó đối với các cơ sở thì tập trung 3 tiêu chí như vệ sinh để bảo quản, chế biến; ý thức của người bán và nguồn gốc hóa đơn chứng từ bên cạnh việc test nhanh để sàn lọc cũng như lấy mẫu kiểm tra để kiểm nghiệm.

 

           Một số hình ảnh kiểm tra:

Đế Anh - TT,GD,TT

Tin cùng mục

Đội quản lý ATTP liên quận huyện