VIDEOS

Videos khác

Hình ảnh hoạt động


Liên kết website

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
7342386
Trong tháng
127958
Hôm nay
1002
Đang Online
1788

Phòng ngừa ngộ độc nấm

Ngày đăng: 28/01/2019 - Lượt xem: 830

Trong những bữa ăn hàng ngày, Nấm được sử dụng như một loại thực phẩm dinh dưỡng, bồi bổ sức khỏe và cũng được xem như một loại thuốc quý có thể chữa được nhiều bệnh nan y. Tuy nhiên so với các loại ngộ độc khác thì ngộ độc nấm xảy ra ít hơn về mặt số lượng ca, nhưng tỷ lệ tử vong lại rất cao.

 

Nấm được xem như loại thực phẩm phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày

 

Việt Nam là một nước có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, thuận lợi cho các loài nấm tự nhiên sinh sôi nảy nở, trong đó có nhiều loài nấm độc. Một số loài nấm độc chỉ mọc ở mùa xuân hoặc xuân - hè, một số loài khác mọc chủ yếu vào mùa hè hoặc hè - thu, một số loài khác mọc quanh năm.

Nấm độc là loại nấm có chứa các độc tố gây ngộ độc cho cơ thể con người và động vật khi ăn phải. Hầu hết các vụ ngộ độc nấm không xác định được loài nấm nên việc xử trí cấp cứu còn gặp nhiều khó khăn. 

 

Phòng ngừa ngộ độc nấm là bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người thân

 

Để phòng tránh ngộ độc nấm,cần lưu ý:

- Không ăn nấm rừng và nấm mọc tự nhiên khi không biết đó là nấm độc hay nấm không độc.

- Tuyệt đối không dùng nấm lạ, kể cả nấm màu trắng, nấm có đủ bộ phận, nấm độc nhất cũng có thể bị nhầm với nấm ăn được do trong một vài giai đoạn phát triển chúng giống nhau.

- Không hái nấm non để ăn vì chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của nấm nên không xác định rõ nấm đó có độc hay không.

- Không ăn nấm quá già.

- Không ăn loại nấm khi cắt, vết cắt có rỉ ra chất trắng như sữa.

- Nấm tươi ăn được mới hái nên nấu ăn ngay, không ăn nấm đã bị thối rữa, ôi thiu vì nếu để ôi, dập nát có thể hình thành độc tố mới gây ngộ độc. Tốt nhất nên dùng nấm trong vòng 12 giờ sau khi thu hái. Khi chế biến nấm tốt nhất là nên luộc sôi trước khi xào nấu để giảm bớt độc tính.

- Khi mua nấm ở chợ, tốt nhất nên mua loại đã từng ăn, mua ở những cơ sở có uy tín, cần kiểm tra, giám sát có đồng nhất về chủng loại và màu sắc, có lẫn nấm độc không, tuy nhiên cũng phải nấu chín mới ăn. Nhất thiết phải loại bỏ các loại nấm lạ, nấm có màu sắc sặc sỡ, thân nấm bị mốc, thịt nấm có màu khác lạ và có hiện tượng phát quang.

- Khi ăn nấm không nên uống rượu, có một số nấm không độc nhưng có chứa những thành phần gây ra phản ứng hóa học với thành phần trong rượu gây ngộ độc.

- Khi bị ngộ độc nấm cần phải đưa tất cả những người bị ngộ độc và cả người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời ./.

 

Châu Dung – Phòng TT, GD, TT

Đội quản lý ATTP liên quận huyện