VIDEOS

Videos khác

Hình ảnh hoạt động


Liên kết website

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
7308573
Trong tháng
94145
Hôm nay
652
Đang Online
2715

Ban Quản lý An toàn thực phẩm tạo bước đột phá trong cải cách hành chính năm 2019

Ngày đăng: 28/02/2019 - Lượt xem: 2129

Ngày 19 tháng 02 năm 2019, Ban Quản lý An toàn thực phẩm đã tham dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2018 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2019 do Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức. Tại Hội nghị, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm cùng với thủ trưởng 28 Sở, ban, ngành thực hiện ký cam kết với chủ đề: “Quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ công tác cải cách hành chính của cơ quan năm 2019”.

Nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2018 và triển khai quán triệt mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm, đề ra giải pháp cho công tác cải cách hành chính năm 2019, tạo bước đột phá trong công tác cải cách hành chính năm 2019 của Ban Quản lý An toàn thực phẩm.

Ngày 19 tháng 02 năm 2019, Ban Quản lý An toàn thực phẩm đã tham dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2018 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2019 do Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức. Tại Hội nghị, nhằm triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị với chủ đề năm 2019 “Năm đột phá cải cách hành chính và đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14” và nhằm đột phá để tăng tốc hoàn thành các nhiệm vụ về phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2019, hướng tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần XI, Chủ tịch UBND 24 quận, huyện, Thủ trưởng 29 sở, ban, ngành trong đó có Ban Quản lý An toàn thực phẩm đã thực hiện ký cam kết thực kiện ký cam kết với chủ đề: “Quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ công tác cải cách hành chính của cơ quan năm 2019” gồm 10 nội dung cụ thể như sau:

1. Tập trung xây dựng cải cách tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần của Nghị quyết số 18 và 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII và Nghị quyết, Kế hoạch của thành phố. 100% cơ quan, đơn vị trực thuộc phải có Quy chế tổ chức và hoạt động, Quy chế làm việc phù hợp quy định hiện hành. Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ phẩm chất và năng lực thi hành công vụ.

2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, có cơ chế kiểm soát công tác tiếp nhận, giải quyết, trả hồ sơ thủ tục hành chính của cá nhân, doanh nghiệp. Đối với quy trình liên thông, người đứng đầu cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ chịu trách nhiệm kiểm soát, theo dõi, đôn đốc toàn bộ quy trình:

 - Công khai kịp thời, đầy đủ, đúng quy định các danh mục thủ tục hành chính, các thủ tục hành chính được công bố; các danh mục thủ tục hành chính áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; các danh mục không áp dụng tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và Trang thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan, đơn vị trực thuộc.

- Tỷ lệ từng hồ sơ giải quyết đúng hạn trên từng lĩnh vực đạt trên 90%.

- 30% - 40% số lượng thủ tục hành chính đủ yêu cầu, điều kiện được cung cấp dịch vụ công mức độ 3, 4.

- 100% hồ sơ hành chính giải quyết bị trễ hạn phải thực hiện thư xin lỗi đối với cá nhân, doanh nghiệp theo quy định.

3. Phấn đấu 100% phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính, thủ tục hành chính của cá nhân, doanh nghiệp phải được sở, ngành, quận-huyện, phường xã, thị trấn xử lý kịp thời và đúng quy định.

4. 100% các văn bản hành chính chính thức trao đổi giữa các cơ quan các cấp (trừ các văn bản, tài liệu có độ mật) được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử kết hợp với chữ ký số.

5. 100% cơ quan, phường xã, thị trấn triển khai thực hiện xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001/ISO điện tử.

6. Đạt tỷ lệ trên 80% ý kiến hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của từng cơ quan, đơn vị trực thuộc. Kết quả khảo sát ý kiến của cá nhân, doanh nghiệp phải được công khai tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Trang thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan, đơn vị trực thuộc để cá nhân, tổ chức giám sát.

 7. Thủ trưởng các đơn vi phải tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất tối thiểu 30% trong năm 2019 đối với các phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc, phường xã, thị trấn, đặc biệt kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính.

 8. Thủ trưởng các sở, ngành, quận-huyện, phường xã, thị trấn thực hiện nghiêm quy định về tiếp công dân; quy định trách nhiệm và cơ chế giải trình của các cơ quan nhà nước.

9. Mỗi đơn vị sở, ngành, quận-huyện phường xã, thị trấn có ít nhất một sáng kiến, giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng và tiến độ giải quyết yêu cầu của cá nhân, doanh nghiệp.

10. Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 của cơ quan đạt từ loại Tốt trở lên.

Sau Hội nghị nhằm tiếp thu ý kiến của Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính Thành phố, đồng thời thực hiện Quyết định số 6058/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn Thành phố năm 2019, Ban Quản lý An toàn thực phẩm đã ban hành Kế hoạch số 233/KH-BQLATTP ngày 29 tháng 01 năm 2019 của Ban Quản lý An toàn thực phẩm về thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2019 nhằm tiếp tục xây dựng nền hành chính phục vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, minh bạch và hiệu quả, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước tại Ban Quản lý An toàn thực phẩm, các mục tiêu lần lượt được đặt ra cần thực hiện năm 2019 như sau:

1. Ưu tiên phát huy sự sáng tạo, cải tiến trong cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện tối đa phục vụ người dân, doanh nghiệp, giảm thiểu thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính, đặc biệt đề xuất với Ủy ban nhân dân Thành phố nhân rộng mô hình rút ngắn 20% thời hạn xử lý các hồ sơ thuộc thủ tục hành chính cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương theo Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính từ 20 ngày làm việc giảm còn 16 ngày làm việc.

2. Phấn đấu đạt trên 90% tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn của tất cả các thủ tục hành chính; 100% hồ sơ hành chính công giải quyết trễ hạn phải thực hiện thư xin lỗi theo quy định.

3. Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công và chất lượng dịch vụ công trực tuyến; phấn đấu trên 90% ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ hành chính công.

4. Phấn đấu đạt tỷ lệ từ 50% số lượng thủ tục hành chính đủ yêu cầu, điều kiện vào cung cấp dịch vụ công mức độ 3, 4; Đạt từ 15% trở lên số hồ sơ được trả kết quả qua dịch vụ bưu chính.

5. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động cải cách hành chính của Ban Quản lý An toàn thực phẩm.

6. Tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ 2 lần/ năm và đột xuất về công tác cải cách hành chính, kiểm tra 100% các phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc, đặc biệt kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính, đề xuất xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành công vụ.

7. Tăng cường hiệu quả thực hiện Hệ thống đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Ban Quản lý An toàn thực phẩm, phải đảm bảo có ít nhất 40% số hồ sơ được đánh giá và phấn đấu mức độ hài lòng đạt trên 90% khi thực hiện khảo sát sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của Ban Quản lý.

8. Phấn đấu chỉ số cải cách hành chính của Ban Quản lý An toàn thực phẩm (chỉ số Par Index) năm 2019 cao hơn so với năm 2018 và xếp loại Tốt.

9. Phấn đấu hoàn thành 100% nhiệm vụ đã đề ra trong Kế hoạch cải cách hành chính năm 2019.

Công tác cải cách hành chính năm 2019 được Ban Quản lý An toàn thực phẩm xác định là “Năm đột phá cải cách hành chính và thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hộiđặc biệt chú trọng vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc trong chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính. Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm với vai trò là Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính đã chỉ đạo kịp thời thực hiện các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Thành ủy và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố vào các chương trình, kế hoạch và quyết tâm triển khai thực hiện có hiệu quả. Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội có hiệu lực, bước đầu đã có vai trò thúc đẩy sự phát triển của thành phố trên các lĩnh vực, các công tác trọng tâm được xác định cụ thể nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả, đạt chất lượng, đúng tiến độ, góp phần vào thúc đẩy phát triển kinh tế của thành phố.

                                                                             Lê Thị Ngọc Hậu – Văn phòng

Đội quản lý ATTP liên quận huyện