VIDEOS

Videos khác

Hình ảnh hoạt động


Liên kết website

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
7305302
Trong tháng
90874
Hôm nay
3337
Đang Online
4986

Mua thực phẩm qua mạng, những điều cần biết.

Ngày đăng: 22/09/2020 - Lượt xem: 713

Xu hướng kinh doanh thương mại điện tử trong những năm gần đây phát triển ngày càng mạnh mẽ. Cùng với diễn biến tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp SARS-CoV-2 (COVID-19) hiện nay, một bộ phận người tiêu dùng chuyển hướng sang chọn mua thực phẩm qua mạng bởi những tiện ích như giao hàng nhanh chóng, mặt hàng phong phú, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, việc chọn mua thực phẩm qua mạng đang tiềm ẩn rủi ro về đảm bảo an toàn thực phẩm. Để đảm bảo sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình, người tiêu dùng cần biết một số vấn đề khi chọn mua thực qua mạng.

            Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng kinh doanh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Cùng với diễn biến tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 (COVID-19) hiện nay, người tiêu dùng chuyển hướng sang chọn mua thực phẩm qua mạng ngày càng tăng nhiều. Cùng với sự đa dạng về đối tượng và chủng loại sản phẩm được bán trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội như: Thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua sơ chế, thực phẩm chế biến, thực phẩm nhà làm (handmade), đồ ăn vặt, thức ăn nhanh,... nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người mua.

 

Ảnh minh họa

 

Không thể phủ nhận được những tiện ích mà việc mua hàng qua mạng mang lại như tránh được những nơi đông đúc, tiết kiệm thời gian trong việc di chuyển, có được sự đa dạng trong lựa chọn và có thể chủ động trong việc so sánh giá cả,… người mua còn bị hấp dẫn bởi những những lời giới thiệu, quảng bá sản phẩm từ những thông tin bán hàng qua mạng về các tiêu chí chất lượng, giá cả và hình ảnh sản phẩm, giúp người bán có được niềm tin của người mua.

Đi cùng với những tiện ích đó thì những thực phẩm được mua qua mạng, đặc biệt là đối với sản phẩm thực phẩm là nhóm hàng hóa được sản xuất, kinh doanh có điều kiện và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng như không đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ; sản phẩm chứa các chất phụ gia không được phép sử dụng hoặc vượt quá giới hạn cho phép; thực phẩm chứa các chất độc hại, ô nhiễm; nguyên liệu đầu vào của thực phẩm không đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm hay thực phẩm bị hư hỏng, biến chất do điều kiện bảo quản, vận chuyển không bảo đảm,

Nhằm giảm thiểu những rủi ro của việc mua thực phẩm qua mạng, người tiêu dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Chọn mua thực phẩm qua mạng trên những website thương mại điện tử đã đăng ký Bộ Công Thương[1]. Đối với việc mua hàng thông qua các trang mạng xã hội, nên chọn nhà cung cấp có trang web của chính cơ sở và các thông tin về sản phẩm sẽ được cung cấp đầy đủ và chính xác.

- Tìm hiểu kỹ về cơ sở sản xuất, kinh doanh những sản phẩm đó qua thông tin về địa điểm đăng ký kinh doanh hoặc địa chỉ cư trú của thương nhân, điện thoại, email… và có thể kiểm chứng được thông tin.

- Tìm hiểu kỹ các thông tin về sản phẩm thực phẩm muốn tiêu dùng về chủng loại sản phẩm (thực phẩm tươi sống, thực phẩm sơ chế hay thực phẩm đã chế biến), thành phần cấu thành nên sản phẩm, giá trị dinh dưỡng (bằng chứng khoa học về khả năng mang lại giá trị cho người sử dụng), yêu cầu về chất lượng sản phẩm theo quy định, thời điểm sản xuất, hướng dẫn sử dụng đối với từng loại sản phẩm và điều kiện bảo quản…

- Tìm hiểu thông tin phản hồi, đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm của cơ sở.

- Nên yêu cầu có hóa đơn mua hàng để lưu lại làm căn cứ xử lý khi có vấn đề xảy ra liên quan đến sản phẩm cũng như đề nghị được xem sản phẩm trước khi thanh toán để có đánh giá cảm quan chất lượng sản phẩm và kiểm tra lại thông tin sản phẩm (bao bì, nhãn mác, hạn sử dụng, nơi sản xuất,...) có đúng với cam kết, quảng cáo của người bán hay không.

Để đảm bảo sức khỏe, người tiêu dùng cần cân nhắc trong mua sắm và nên chọn mua thực phẩm ở những nơi uy tín, có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng như: các siêu thị lớn, các cửa hàng… để đảm bảo sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình.

                                                                                Phòng QLCL

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

2. Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

3. Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử;

4. Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;

5. Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.


[1] Một số trang thương mại điện tử như lazada, tiki, shopee, sendo,...

Đội quản lý ATTP liên quận huyện