VIDEOS

Videos khác

Hình ảnh hoạt động


Liên kết website

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
6374932
Trong tháng
115351
Hôm nay
4206
Đang Online
1731

Sử dụng thực phẩm an toàn, giảm lãng phí thực phẩm

Ngày đăng: 17/06/2021 - Lượt xem: 1608

Trong điều kiện tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp tục diến tiến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và nước ta nói riêng. Việc sử dụng thực phẩm an toàn giảm lãng phí thực phẩm hằng ngày góp phần không nhỏ đến việc củng cố nền kinh tế đang đứng trước những khó khăn chống dịch bệnh COVID-19. Sử dụng thực phẩm vừa giảm lãng phí thực phẩm vừa phải đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm cho bữa ăn hằng ngày. Để đảm bảo sức khỏe, cần có tuyên truyền người tiêu dùng những nội dung về việc sử dụng thực phẩm an toàn và giảm lãng phí thực phẩm.

       Theo tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), đối với nhiều người trên thế giới hiện nay, việc lãng phí thực phẩm đã trở thành một thói quen. Thưc tế, trên toàn thế giới, khoảng 14% tổng lượng lương thực thực phẩm bị lãng phí mỗi ngày[1].

Đối với nước ta, trong tình hình dịch bệnh COVID - 19 hiện nay diễn biến phức tạp, việc thiết lập thực đơn ăn uống khoa học, đảm bảo chất lượng giúp tăng cường sức đề kháng, cân đối chi tiêu giúp người tiêu dùng đảm bảo sức khỏe vượt qua dịch bệnh đồng thời mang lại những lợi ích thiết thực cho gia đình và cho cộng đồng. Theo FAO, người tiêu dùng có thể áp dụng các biện pháp sau để sử dụng thực phẩm an toàn và tránh lãng phí:

1. Ăn uống lành mạnh;

Lên thực đơn dinh dưỡng hằng ngày, người tiêu dùng có thể tham khảo trên một số trang thông tin điện tử, sách, báo đài… về các công thức nấu ăn đơn giản, phù hợp với điều kiện mỗi người để có bữa ăn lành mạnh và bổ dưỡng.

2. Chỉ mua những gì cần thiết:

Lập danh sách các món cần mua (Nguồn: Internet)

         Lên kế hoạch cho nhiều bữa ăn trong tuần, lập một danh sách những thực phẩm cần mua và tránh mua quá mức cần thiết để giảm chi phí và giảm lãng phí thực phẩm do không dùng hết trước khi bị hỏng.

3. Bảo quản thực phẩm một cách khoa học:

- Đối với sản phẩm cần cấp đông: Chia nhỏ lượng thực phẩm cần dùng đủ cho phần ăn trước khi để ngăn đông (tránh rả đông và dùng không hết, sau đó tái cấp đông thực phẩm). Không nên để trữ đông thực phẩm quá nhiều, thời gian quá dài và phải rả đông theo các phương pháp rả đông: Rả đông trong tủ lạnh; Rả đông trong nước lạnh; Rả đông bằng lò vi song hoặc chế biến thực phẩm ngay không cần rả đông[2].

Thịt tươi đượcđông lạnh (Nguồn: Internet)

- Đối với sản phẩm trái cây, rau củ quả: Rửa sạch, để ráo và cho vào hộp chuyên dụng trước khi để vào ngăn mát, tránh thoát hơi nước làm giảm chất lượng sản phẩm.


Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh (Nguồn: Internet)

4. Hiểu biết về ghi nhãn thực phẩm

Có sự khác biệt rất lớn giữa cụm từ “ngày sử dụng tốt nhất” và “hạn sử dụng”: Khi nhãn thực phẩm ghi cụm từ “sử dụng đến ngày”hoặc “hạn sử dụng” (use by dates): Điều này có nghĩa thực phẩm phải được sử dụng trước một khoảng thời gian nhất định vì lý do sức khỏe và tính an toàn. Không sử dụng thực phẩm sau ngày ghi trên nhãn và không được bán sản phẩm sau ngày sử dụng vì sản phẩm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và an toàn của người sử dụng; Khi nhãn thực phẩm ghi cụm từ “ngày sử dụng tốt nhất”: Chúng ta vẫn có thể sử dụng thực phẩm khoảng một thời gian sau ngày sử dụng tốt nhất vì chúng vẫn an toàn (tuy nhiên các thực phẩm này có thể đã bị giảm chất lượng). Thực phẩm ghi hạn sử dụng tốt nhất có thể bán sau ngày đó với điều kiện thực phẩm vẫn phù hợp với người sử dụng và đã chứng minh với cơ quan có thẩm quyền.

Ảnh minh họa về cách ghi hạn sữ dụng của một số thực phẩm (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, kiểm tra nhãn thực phẩm để tìm các thành phần không lành mạnh như chất béo, chất bảo quản đồng thời tránh những loại thực phẩm có thêm đường hoặc muối.

         5. Tận dụng rác thải thực phẩm/thực phẩm thừa:

Tận dụng phần thừa của thực phẩm (Nguồn: Internet)

Thay vì vứt bỏ thức ăn thừa thì hãy ủ chúng trong đất (nếu gia đình có trồng cây) hoặc phân loại rác thực phẩm (rác hữu cơ) với các loại rác khác[3] để nhân viên công ích thu gôm loại rác này và vận chuyển đến các nhà máy xử lý chất thải hữu cơ dễ phân hủy thành phân compost[4]. Bằng cách này, chúng ta đang cung cấp chất dinh dưỡng trở lại đất và giảm lượng khí carbon thải ra ngoài thiên nhiên.

Tóm lại, chúng ta cùng chung tay “Sử dụng thực phẩm an toàn và tránh lãnh phí thực phẩm” là một trong các biện pháp cấp bách, không thể thiếu được để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, tăng sức đề kháng, góp phần không nhỏ đến việc phòng chống dịch bệnh Covid-19, ổn định nền kinh tế./.

Phòng QLCLTP

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Community of practice (cop) on food loss reduction, 15 quick tips for reducing food waste and becoming a Food hero,http://www.fao.org/fao-stories/article.

2. Food Standards Australia & New Zealand (2015), Use by and best before dates, https://www.foodstandards.gov.au/consumer/labelling/dates.

3. Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, “Để không ngộ độc thực phẩm từ việc rã đông” (2015), https://vfa.gov.vn/kien-thuc/de-khong-ngo-doc-thuc-pham-tu-viec-ra-dong.html

4. FSIS, “The Big Thaw -Safe Defrosting Methods” (2013), https:// www.fsis.usda.gov/wps/portal/fsis/topics/food-safety-education/get-answers/ food-safety-fact-sheets/safe-food-handling/the-big-thaw-safe-defrosting-methods-for-consumers/bigthaw2

        5. Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND ngày 14/11/2018 Quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố.

[1] Community of practice (cop) on food loss reduction, 15 quick tips for reducing food waste and becoming a Food hero,http://www.fao.org/fao-stories/article

[2]1. Rã đông trong tủ lạnh: Rã đông bằng phương pháp này giúp giữ nhiệt độ thực phẩm an toàn trong quá trình rã đông. Với phương pháp này, chúng ta cho thực phẩm cần rã đông từ ngăn đá xuống một ngăn có nhiệt độ cao hơn, đây là phương pháp rã đông an toàn nhưng lại mất nhiều thời gian để thực phẩm rã đông; 2. Rã đông bằng nước lạnh:Với phương pháp này, cần cho thực phẩm vào túi kín trước khi rã đông để tránh vi khuẩn từ môi trường xung quanh xâm nhập. Sau đó, đặt thực phẩm dưới vòi nước lạnh, nước lạnh sẽ giúp tăng tốc rã đông và giúp nhiệt độ bên ngoài của thức ăn không quá ấm. Khoảng 15 đến 20 phút thay nước một lần cho việc rã đông nhanh hơn. Phương pháp này giúp rã đông nhanh hơn rã đông trong tủ lạnh nhưng sử dụng nhiều nước và thủ công. Sau khi rã đông bằng phương pháp này, thực phẩm cần được chế biến ngay lập tức để tránh hư hỏng; 3. Rã đông bằng lo vi sóng: Đây là phương pháp rã đông cực kỳ nhanh, chỉ trong thời gian ngắn sau khi cho thực phẩm vào lò vi sóng. Tuy nhiên với phương pháp này, một số thực phẩm cấp đông mỏng có thể sẽ bị vô tình làm chín, ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Theo FSIS - Cục thanh tra an toàn thực phẩm, khi rã đông bằng phương pháp này, nếu muốn cấp đông lại, thực phẩm cần được nấu chin; 4. Chế biến thực phẩm đông lạnh ngay mà không cần rã đông:Thực phẩm được lấy trực tiếp từ ngăn đông của tủ lạnh và chế biến ngay (Lưu ý: Trước khi cấp đông thực phẩm đã được rửa sạch nên chỉ cần bóc niêm phong là chế biến ngay). Đây là phương pháp được xem là an toàn nhất, nhưng sẽ làm mất nhiều thời gian chế biến hơn. Với những thực phẩm để hấp hoặc luộc, nên ưu tiên sử dụng phương pháp này.

[3]Theo Quy định tại Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND ngày 14/11/2018 của UBND Thành phố

[4] Phân hữu cơ (hay còn gọi là compost) là các chất hữu cơ đã được phân hủy và tái chế thành một loại phân bón để cải tạo đất.

Đội quản lý ATTP liên quận huyện