VIDEOS

Videos khác

Hình ảnh hoạt động


Liên kết website

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
7335765
Trong tháng
121337
Hôm nay
615
Đang Online
3043

Phòng ngừa ngộ độc độc tố Tetrodotoxin khi ăn một số loại hải sản

Ngày đăng: 10/06/2022 - Lượt xem: 2031

Hải sản là món ăn ngon, bổ dưỡng, nhưng bên cạnh đó, có những loại hải sản chứa một số độc tố gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Vì vậy, người tiêu dùng khi ăn hay chọn mua loại hải sản nào đó, cần có những thông tin hoặc cách nhận biết chúng để tránh bị ngộ độc độc tố trong một số loại hải sản.

Trong các năm qua, trên các phương tiện truyền thông đại chúng có đưa các tin về ngộ độc thực phẩm khi ăn một số loại hải sản có chứa độc tố như cá nóc, ốc lạ, so biển, … và gần đây nhất vào cuối tháng 4 năm 2022 đã ghi nhận trường hợp ngộ độc độc tố Tetrodotoxin do ăn ruốc lỗ được cấp cứu tại bệnh viện Bãi Cháy thuộc tỉnh Quảng Ninh[1] tiếp tục cảnh báo sự nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng khi vô tình ăn những loại hải sản có chứa độc tố[2].

Hình 1: Các loại cá nóc độc (Nguồn Internet)

Tetrodotoxin lần đầu tiên được phân lập từ cá nóc, tên của nó có nguồn gốc từ họ cá nóc Tetraodontidae[3]. Đây là một loại độc tố thần kinh cực kỳ nguy hiểm, tính độc của nó hơn gấp 1000 lần so với Cyanua (hay Xyanua[4]). Tetrodotoxin tồn tại trong cá thường ở dạng tiền độc tố là Tetrodomin (ở giai đoạn này thì không gây độc), nhưng khi cá bị ươn, cá chết hay bị xay xát, va chạm mạnh, tiền chất này sẽ chuyển thành Tetrodotoxin gây độc[5].

 Loại chất độc này được tìm thấy chủ yếu trong gan, cơ quan sinh dục (buồng trứng, túi tinh) của một số loài cá, như cá nóc, cá cầu, cá cóc (thuộc bộ Tetraodontiformes), loài lưỡng cư (ếch, cóc...), bạch tuộc vòng xanh, kỳ nhông và động vật có vỏ[6]. Nhưng cũng có nhữngloài cá nóc độc có chứa một hàm lượng độc tố trên da và thịt đủ gây chết người nếu ăn phải[7].

Hinh 2: Cua trứng hoaHình 3: Cua rạn khảm

(Các loại cua biển độc - Nguồn Internet)

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, vài loại vi khuẩn biển có khả năng tổng hợp tetrodotoxin và chúng sống ký sinh trong một số động vật biển (cá nóc, cá cầu…). Đối với động vật trên cạn như sa giông, ếch thì nguồn sản xuất tetrodotoxin là nội sinh[8].

Theo Cục An toàn thực phẩm, độc tố cá nóc gây độc mạnh. Với 4 mg thịt cá có độc tố có thể giết chết một con thỏ 1kg; con người chỉ cần ăn 10 gram thịt cá nóc có độc tố là bị ngộ độc[9].

Báo cáo của ông Tsang Yiu Yuen - Cán bộ nghiên cứu, Bộ phận Y tế Công cộng Thú Y và Tiến sĩ Anna SP Tang - Cán bộ nghiên cứu, Bộ phận Đánh giá rủi ro thuộc Trung tâm An toàn thực phẩm Hong Kong, độc tố Tetrodotoxin có liều gây chết người là khoảng 1 - 2 mg và liều tối thiểu cần thiết để gây ra các triệu chứng được ước tính là 0,2 mg[10].

Sau khi ăn phải loại hải sản có chứa độc tố Tetrodotoxin khoảng từ 10 đến 45 phút, người bệnh có thể bị rối loạn cảm giác như tê môi, lưỡi, mặt, tay chân, nhức đầu, đau bụng, buồn nôn, ôn ói, tăng tiết nước bọt… Trường hợp ngộ độc nặng hơn có các dấu hiệu như liệt các cơ vận động, trụy tim mạch, cơ hô hấp, giãn đồng tử, ngừng thở, suy hô hấp, hôn mê, có thể tử vong[11].

Tiến sĩ Đào Việt Hà, Viện trưởng Viện Hải dương học cho biết, loại độc tố này có tính bền với nhiệt và axit, không bị phân hủy ở nhiệt độ cao khi chế biến có thể tồn tại trong các sản phẩm thức ăn đã được chế biến, thậm chí kể cả sản phẩm cấp đông, đóng hộp[12].

Hình 4: Ốc bùn răng cưa (Nguồn Internet)Hình 5: Con so biển (Nguồn Internet)

Ngộ độc Tetrodotoxin sẽ rất dễ xảy ra vì trong quá trình sơ chế hải sản đã có những tác động mạnh vào cơ thể của chúng, dẫn đến tiền chất Tetrodomin chuyển thành Tetrodotoxin và kể cả khi nấu nướng ở nhiệt độ cao thì độc tố này vẫn bền vững, không bị phá hủy.

Việc phòng ngừa nguy cơ ngộ độc Tetrodotoxin từ hải sản đối với người tiêu dùng là rất cần thiết để ngăn chặn kịp thời những mối nguy không đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tính mạng. Do đó, khi ăn hải sản, người tiêu dùng cần lưu ý các thông tin sau:

-  Không ăn các loại hải sản đã được các cơ quan quản lý khuyến cáo có độc tố nguy hiểm như: cá nóc, so biển, ốc bùn răng cưa, ốc mặt trăng, cua trứng hoa, mực đốm xanh...;

-  Do độc tố có ở da, gan, buồng trứng, trong cơ thịt và không bị phá hủy ở  nhiệt độ cao, vì vậy người tiêu dùng không nên sử dụng bất kỳ các loại hải sản độc này hay các bộ phận bất kỳ của cơ thể chúng để chế biến thức ăn và các sản phẩm thực phẩm khác;

-  Tuyệt đối không ăn hải sản lạ chưa từng ăn cũng như chưa nắm rõ đặc tính của chúng;

-  Nên mua hải sản tại các cơ sở có thương hiệu, uy tín, hải sản bảo đảm còn tươi, không có mùi ươn thối và đáp ứng các quy định bảo quản an toàn thực phẩm.

-  Người tiêu dùng cần lưu ý, nếu trường hợp sau khi ăn hải sản mà có các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy... cần nhanh chóng đến các cơ quan y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời./.

Phòng QLCLTP

  

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1. Quảng Ninh: Ngộ độc tetrodotoxin nặng sau khi ăn ruốc lỗ (http://www.benhvienbaichay.vn/news/tin-tuc-su-kien/quang-ninh-ngo-doc-tetrodotoxin-nang-sau-khi-an-ruoc-lo.html);

2. Vì sao ốc đã nấu chín vẫn gây ngộ độc chết người? (https://nld.com.vn/suc-khoe/vi-sao-oc-da-nau-chin-ky-van-gay-ngo-doc-chet-nguoi-20200916073223361.htm); Cảnh báo tình trạng ngộ độc do ăn ốc biển lạ (https://bnews.vn/canh-bao-tinh-trang-ngo-doc-do-an-oc-bien-la/169588.html); Quảng Ninh: Cứu sống bệnh nhân nguy kịch do ngộ độc so biển (http://www.benhvienbaichay.vn/news/tin-tuc-su-kien/quang-ninh-cuu-song-benh-nhan-nguy-kich-do-ngo-doc-so-bien.html); Ngộ độc cá nóc – lời cảnh tỉnh cho người dân (https://www.hoanmydanang.com/ngo-doc-ca-noc-loi-canh-tinh-cho-nguoi-dan.html); Quảng Ninh: Ngộ độc tetrodotoxin nặng sau khi ăn ruốc lỗ (http://www.benhvienbaichay.vn/news/tin-tuc-su-kien/quang-ninh-ngo-doc-tetrodotoxin-nang-sau-khi-an-ruoc-lo.html);

3. Local anaesthetics and other drugs affecting sodium channels (https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/tetrodotoxin);

4. Trung tâm y tế Huyện Phú Quang - Ngộ độc cá nóc (https://bvpvang.thuathienhue.gov.vn/?gd=1&cn=28&tc=547);

5. Centers of disease control and prevention - Tetrodotoxin: Biotoxin (https://www.cdc.gov/niosh/ershdb/emergencyresponsecard_29750019.html);

6. Một số thông tin cơ bản về cá nóc biển Việt Nam (http://www.rimf.org.vn/baibaocn/chitiet/tinid-2137;

7. Tetrodotoxin: Chemistry, Toxicity, Source, Distribution and Detection

(https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3942760/);

8. Vì sao thịt cá nóc không chứa độc tố nhưng khi ăn vẫn ngộ độc nặng (https://thanhnien.vn/vi-sao-thit-ca-noc-khong-chua-doc-to-nhung-khi-an-van-ngo-doc-nang-post788536.html);

9. Centre for food safety - Tetrodotoxin Poisoning (https://www.cfs.gov.hk/english/multimedia/multimedia_pub/multimedia_pub_fsf_09_01.html)

10. Quảng Ninh: Ngộ độc tetrodotoxin nặng sau khi ăn ruốc lỗ (http://www.benhvienbaichay.vn/news/tin-tuc-su-kien/quang-ninh-ngo-doc-tetrodotoxin-nang-sau-khi-an-ruoc-lo.html);

11. Ngộ độc ốc biển (https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/de-phong-ngo-doc-oc-bien-la-616962/)./.


[4] Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, Xynua là một hóa chất hoạt đông nhanh mạnh, có khả năng gây chết người dưới nhiều dạng hợp chất khác nhau. Xyanua có thể ở tồn tại ở dạng khí không màu (như hydro cyanide (HCN), xyanua clorua (CNCl) và dạng tinh thể (như natri xyanua (NaCN) hoặc kali xyanua (KCN). Xyanua. Một số loài thực vật chứa Xyanua, gồm có: mơ, mận, sắn, măng tươi, hạnh nhân đắng…

Đội quản lý ATTP liên quận huyện